佛Phật 垂Thùy 般Bát 涅Niết 槃Bàn 略Lược 說Thuyết 教Giáo 誡Giới 經Kinh
Kinh Di Giáo Lược Giảng Khi Phật Sắp Vào Cứu Cánh Tịch Diệt

釋Thích 迦Ca 牟Mâu 尼Ni 佛Phật初sơ 轉chuyển 法Pháp 輪luân度độ 阿A 若Nhã 憍Kiêu 陳Trần 如Như最tối 後hậu 說thuyết 法Pháp度độ 須Tu 跋Bạt 陀Đà 羅La所sở 應ưng 度độ 者giả皆giai 已dĩ 度độ 訖ngật
Khi Đức Phật Năng Tịch chuyển Pháp luân đầu tiên, Ngài độ Tôn giả Giải Bổn Tế. Lần thuyết Pháp sau cùng, Ngài độ Tôn giả Thiện Hiền. Những ai đáng độ, Ngài cũng đều độ xong.

於ư 娑sa 羅la 雙song 樹thụ 間gian將tương 入nhập 涅Niết 槃Bàn是thị 時thời 中trung 夜dạ寂tịch 然nhiên 無vô 聲thanh
Khi sắp vào tịch diệt, Ngài nằm ở giữa hai cây kiên cố. Lúc bấy giờ là nửa đêm, tất cả đều lặng yên, không một âm thanh.

為vì 諸chư 弟đệ 子tử略lược 說thuyết 法Pháp 要yếu
Lúc ấy Đức Phật lược giảng Pháp yếu cho các đệ tử:




汝nhữ 等đẳng 比Bỉ 丘Khâu於ư 我ngã 滅diệt 後hậu當đương 尊tôn 重trọng 珍trân 敬kính波Ba 羅La 提Đề 木Mộc 叉Xoa如như 闇ám 遇ngộ 明minh貧bần 人nhân 得đắc 寶bảo當đương 知tri 此thử 則tắc 是thị汝nhữ 等đẳng 大đại 師sư若nhược 我ngã 住trụ 世thế無vô 異dị 此thử 也dã
"Này các vị Bhikṣu [bíc su]! Sau khi Ta diệt độ, các ông phải nên tôn trọng và trân kính Biệt Giải Thoát. Nó như trong bóng tối gặp được ánh sáng, như kẻ nghèo được châu báu. Phải biết rằng nó tức là vị đại sư của các ông, và cũng y như chính Ta trụ thế không khác.

持trì 淨tịnh 戒giới 者giả不bất 得đắc 販phán 賣mại 貿mậu 易dịch安an 置trí 田điền 宅trạch畜súc 養dưỡng 人nhân 民dân奴nô 婢tỳ 畜súc 生sanh一nhất 切thiết 種chủng 植thực及cập 諸chư 財tài 寶bảo皆giai 當đương 遠viễn 離ly如như 避tị 火hỏa 坑khanh不bất 得đắc 斬trảm 伐phạt 草thảo 木mộc墾khẩn 土thổ 掘quật 地địa合hợp 和hòa 湯thang 藥dược占chiêm 相tướng 吉cát 凶hung仰ngưỡng 觀quan 星tinh 宿tú推thôi 步bộ 盈doanh 虛hư歷lịch 數số 算toán 計kế皆giai 所sở 不bất 應ưng
Phàm người trì giới thanh tịnh thì không được kinh doanh buôn bán, không được sở hữu nhà cửa ruộng vườn, lưu giữ nô tỳ, hay chăn nuôi súc vật. Hết thảy các loại nông nghiệp và tiền tài, họ phải nên xa lánh như là tránh hầm lửa. Không nên cắt cỏ chặt cây, khai khẩn đất đai, bào chế thuốc thang, xem tướng cát hung, xem tinh tú, xem tử vi, hay xem bói. Tất cả những việc này đều không nên.

節tiết 身thân 時thời 食thực清thanh 淨tịnh 自tự 活hoạt不bất 得đắc 參tham 預dự 世thế 事sự通thông 致trí 使sứ 命mạng咒chú 術thuật 仙tiên 藥dược結kết 好hảo 貴quý 人nhân親thân 厚hậu 媟tiết 慢mạn皆giai 不bất 應ưng 作tác
Họ nên điều hòa thân thể, thọ thực đúng thời, và sống thanh tịnh. Không nên tham dự chuyện thế tục hay làm sứ giả đại diện. Không nên dùng chú thuật, luyện tiên dược, kết giao với người quyền quý, hay thân cận với kẻ đê tiện.

當đương 自tự 端đoan 心tâm正chánh 念niệm 求cầu 度độ不bất 得đắc 包bao 藏tàng 瑕hà 疵tỳ顯hiển 異dị 惑hoặc 眾chúng於ư 四tứ 供cúng 養dường知tri 量lương 知tri 足túc趣thú 得đắc 供cúng 事sự不bất 應ưng 蓄súc 積tích
Với chánh niệm và lòng ngay thẳng, người trì giới thanh tịnh hãy nên cầu độ thoát. Họ không nên che giấu lỗi lầm hay tỏ ra vẻ khác lạ để mê hoặc đại chúng. Đối với bốn sự cúng dường, họ phải biết giới hạn và biết đủ. Khi được phẩm vật cúng dường thì đừng nên cất giữ.

此thử 則tắc 略lược 說thuyết持trì 戒giới 之chi 相tướng戒giới 是thị 正Chánh 順Thuận 解Giải 脫Thoát 之chi 本bổn故cố 名danh 波Ba 羅La 提Đề 木Mộc 叉Xoa因nhân 依y 此thử 戒giới得đắc 生sanh 諸chư 禪thiền 定định及cập 滅diệt 苦khổ 智trí 慧tuệ
Đây là phần tóm lược về tướng của trì giới. Giới là gốc của Chánh Thuận Giải Thoát. Vì thế nó gọi là Biệt Giải Thoát. Do bởi nương theo những giới này, hành giả sẽ được sanh các thiền định và trí tuệ diệt khổ.

是thị 故cố 比Bỉ 丘Khâu當đương 持trì 淨tịnh 戒giới勿vật 令linh 毀hủy 缺khuyết若nhược 能năng 持trì 淨tịnh 戒giới是thị 則tắc 能năng 有hữu 善thiện 法Pháp若nhược 無vô 淨tịnh 戒giới諸chư 善thiện 功công 德đức皆giai 不bất 得đắc 生sanh是thị 以dĩ 當đương 知tri戒giới 為vi 第đệ 一nhất 安an 隱ẩn功công 德đức 住trú 處xứ
Cho nên, các vị Bhikṣu! Các ông hãy trì giới thanh tịnh và đừng khiến hủy phạm. Nếu ai có thể trì giới thanh tịnh, họ sẽ có khả năng được những Pháp lành. Nếu không có tịnh giới, mọi công đức lành đều sẽ chẳng sanh. Vì vậy phải biết rằng, giới là nơi trú an ổn đệ nhất của công đức.




汝nhữ 等đẳng 比Bỉ 丘Khâu已dĩ 能năng 住trụ 戒giới當đương 制chế 五ngũ 根căn勿vật 令linh 放phóng 逸dật入nhập 於ư 五ngũ 欲dục譬thí 如như 牧mục 牛ngưu 之chi 人nhân執chấp 杖trượng 視thị 之chi不bất 令linh 縱túng 逸dật犯phạm 人nhân 苗miêu 稼giá若nhược 縱túng 五ngũ 根căn非phi 唯duy 五ngũ 欲dục將tương 無vô 涯nhai 畔bạn不bất 可khả 制chế 也dã亦diệc 如như 惡ác 馬mã不bất 以dĩ 轡bí 制chế將tương 當đương 牽khiên 人nhân墜trụy 於ư 坑khanh 陷hãm
Này các vị Bhikṣu! Nếu đã có thể trụ nơi giới, các ông hãy chế ngự năm căn và đừng để chúng tùy ý lao vào năm dục. Đây ví như người chăn bò cầm roi canh giữ và không để chúng chạy loạn xạ mà phá hoại lúa của người. Nếu buông lung năm căn, không những năm dục trở thành vô bờ bến mà chúng sẽ chẳng thể nào kiểm soát được. Đây cũng ví như con ngựa hung ác mà không có dây cương quản chế, nó sẽ kéo theo người cưỡi lọt xuống hố.

如như 被bị 劫kiếp 賊tặc苦khổ 止chỉ 一nhất 世thế五ngũ 根căn 賊tặc 禍họa殃ương 及cập 累lũy 世thế為vì 害hại 甚thậm 重trọng不bất 可khả 不bất 慎thận是thị 故cố 智trí 者giả制chế 而nhi 不bất 隨tùy持trì 之chi 如như 賊tặc不bất 令linh 縱túng 逸dật假giả 令linh 縱túng 之chi皆giai 亦diệc 不bất 久cửu見kiến 其kỳ 磨ma 滅diệt
Giả như gặp nạn cướp thì nỗi khổ ấy chỉ một đời, nhưng nếu bị giặc của năm căn làm hại thì tai ương dài lâu đến nhiều đời. Vì sự nguy hại nghiêm trọng của chúng, thế nên chẳng thể không cẩn thận. Bởi vậy mà người trí luôn kiểm soát năm căn của mình và không chạy theo chúng. Họ gìn giữ như mấy tên giặc và không để chúng tùy tiện tác quái. Giả như lơ là thả lỏng, chẳng bao lâu họ sẽ bị chúng hủy diệt.

此thử 五ngũ 根căn 者giả心tâm 為vi 其kỳ 主chủ是thị 故cố 汝nhữ 等đẳng當đương 好hảo 制chế 心tâm心tâm 之chi 可khả 畏úy甚thậm 於ư 毒độc 蛇xà惡ác 獸thú 怨oán 賊tặc大đại 火hỏa 越việt 逸dật未vị 足túc 喻dụ 也dã
Do bởi ông chủ của năm căn này chính là tâm, cho nên các ông phải khéo hàng phục tâm mình. Cái tâm quả là đáng sợ. Nó còn hơn cả rắn độc, thú dữ, oán tặc, hay lửa cháy dữ dội--không một thí dụ nào sánh bằng.

譬thí 如như 有hữu 人nhân手thủ 執chấp 蜜mật 器khí動động 轉chuyển 輕khinh 躁táo但đãn 觀quan 其kỳ 蜜mật不bất 見kiến 深thâm 坑khanh
Đây ví như có người trên tay cầm một hũ mật ong và đi một cách vội vã. Hắn chỉ để ý đến mật ong mà không thấy hố thẳm.

譬thí 如như 狂cuồng 象tượng 無vô 鉤câu猿viên 猴hầu 得đắc 樹thụ騰đằng 躍dược 踔xước 躑trịch難nan 可khả 禁cấm 制chế當đương 急cấp 挫tỏa 之chi無vô 令linh 放phóng 逸dật
Đây ví như voi điên không xiềng xích, hoặc như khỉ trên cây. Chúng chạy nhảy loạn xạ, khó mà quản thúc. Vì vậy, ta phải cấp tốc quản chế và đừng để chúng rong ruổi tứ tung.

縱túng 此thử 心tâm 者giả喪táng 人nhân 善thiện 事sự制chế 之chi 一nhất 處xứ無vô 事sự 不bất 辦biện是thị 故cố 比Bỉ 丘Khâu當đương 勤cần 精tinh 進tấn折chiết 伏phục 汝nhữ 心tâm
Những ai phóng túng tâm này, họ sẽ mất đi mọi điều lành của nhân thế. Khi đã chế phục tâm này vào một nơi thì không việc gì là chẳng thành. Cho nên, các vị Bhikṣu! Các ông cần phải tinh tấn và hàng phục tâm mình.




汝nhữ 等đẳng 比Bỉ 丘Khâu受thọ 諸chư 飲ẩm 食thực當đương 如như 服phục 藥dược於ư 好hảo 於ư 惡ác勿vật 生sanh 增tăng 減giảm趣thú 得đắc 支chi 身thân以dĩ 除trừ 饑cơ 渴khát如như 蜂phong 採thải 華hoa但đãn 取thủ 其kỳ 味vị不bất 損tổn 色sắc 香hương比Bỉ 丘Khâu 亦diệc 爾nhĩ
Này các vị Bhikṣu! Khi dùng thức ăn nước uống, các ông hãy xem như đang dùng thang dược. Dù ngon hay dở thì cũng chớ sanh lòng muốn thêm hoặc bớt. Hãy xem nó như phương thuốc để thân thể tiêu trừ đói khát. Như ong hút phấn hoa, nó chỉ hút phấn hoa mà không tổn hại đến sắc hương của hoa; các vị Bhikṣu thì cũng vậy.

受thọ 人nhân 供cúng 養dường趣thú 自tự 除trừ 惱não無vô 得đắc 多đa 求cầu壞hoại 其kỳ 善thiện 心tâm譬thí 如như 智trí 者giả籌trù 量lượng 牛ngưu 力lực所sở 堪kham 多đa 少thiểu不bất 令linh 過quá 分phần以dĩ 竭kiệt 其kỳ 力lực
Thọ nhận cúng dường từ người khác là để tiêu trừ khổ não của mình. Không được cầu mong quá nhiều và phá hoại lòng tốt của thí chủ. Đây ví như một người trí, vị ấy có thể ước tính được sức kéo của con bò. Như thế sẽ không vượt quá mức và cũng chẳng làm nó kiệt sức.




汝nhữ 等đẳng 比Bỉ 丘Khâu晝trú 則tắc 勤cần 心tâm修tu 習tập 善thiện 法Pháp無vô 令linh 失thất 時thời初sơ 夜dạ 後hậu 夜dạ亦diệc 勿vật 有hữu 廢phế中trung 夜dạ 誦tụng 經Kinh以dĩ 自tự 消tiêu 息tức無vô 以dĩ 睡thụy 眠miên 因nhân 緣duyên令linh 一nhất 生sanh 空không 過quá無vô 所sở 得đắc 也dã
Này các vị Bhikṣu! Ở ban ngày, các ông hãy siêng tu tập Pháp lành và chớ để thời gian trôi qua. Ở đầu và cuối đêm thì cũng chớ lười biếng. Ở giữa đêm thì tụng Kinh để cho mình tỉnh táo. Đừng khiến nhân duyên của ham ngủ mà trọn đời không có điều gì chứng đắc.

常thường 念niệm 無vô 常thường 之chi 火hỏa燒thiêu 諸chư 世thế 間gian早tảo 求cầu 自tự 度độ勿vật 睡thụy 眠miên 也dã諸chư 煩phiền 惱não 賊tặc常thường 伺tứ 殺sát 人nhân甚thậm 於ư 怨oán 家gia安an 可khả 睡thụy 眠miên不bất 自tự 警cảnh 寤ngụ
Các ông phải nhớ rằng ngọn lửa vô thường luôn thiêu đốt khắp thế gian. Cho nên hãy sớm cầu tự độ và chớ ham ngủ. Giặc phiền não luôn rình rập để giết người. Chúng còn nguy hiểm hơn kẻ thù. Thế thì làm sao có thể ngủ yên mà không tự cảnh tỉnh?

煩phiền 惱não 毒độc 蛇xà睡thụy 在tại 汝nhữ 心tâm譬thí 如như 黑hắc 蚖ngoan在tại 汝nhữ 室thất 睡thụy當đương 以dĩ 持trì 戒giới 之chi 鉤câu早tảo 摒bính 除trừ 之chi睡thụy 蛇xà 既ký 出xuất乃nãi 可khả 安an 眠miên不bất 出xuất 而nhi 眠miên是thị 無vô 慚tàm 人nhân 也dã
Rắn độc của phiền não đang ngủ ở trong tâm các ông; nó như con rắn hổ mang màu đen đang ngủ ở trong phòng. Các ông phải dùng móc câu của trì giới để trừ bỏ nó ngay. Chỉ khi nào con rắn ngủ đã ra khỏi thì khi đó ta mới có thể ngủ yên. Những ai cứ mải mê lo ngủ mà không đuổi con rắn ra, thì đó là người không biết hổ thẹn.

慚tàm 恥sỉ 之chi 服phục於ư 諸chư 莊trang 嚴nghiêm最tối 為vi 第đệ 一nhất慚tàm 如như 鐵thiết 鉤câu能năng 制chế 人nhân 非phi 法pháp是thị 故cố 常thường 當đương 慚tàm 恥sỉ無vô 得đắc 暫tạm 替thế若nhược 離ly 慚tàm 恥sỉ則tắc 失thất 諸chư 功công 德đức有hữu 愧quý 之chi 人nhân則tắc 有hữu 善thiện 法Pháp若nhược 無vô 愧quý 者giả與dữ 諸chư 禽cầm 獸thú 無vô 相tướng 異dị 也dã
Trong các sự trang nghiêm, y phục của hổ thẹn là tốt nhất. Hổ thẹn có thể ví như một cái móc câu sắt. Nó có thể kiềm chế con người làm việc phi pháp. Cho nên các ông phải luôn biết hổ thẹn và đừng khi nào tạm lãng quên. Nếu ai rời xa hổ thẹn, họ sẽ mất mọi công đức. Người biết hổ thẹn là người có Pháp lành. Nếu người nào không biết hổ thẹn, họ với cầm thú chẳng khác là bao.




汝nhữ 等đẳng 比Bỉ 丘Khâu若nhược 有hữu 人nhân 來lai節tiết 節tiết 支chi 解giải當đương 自tự 攝nhiếp 心tâm無vô 令linh 瞋sân 恨hận亦diệc 當đương 護hộ 口khẩu勿vật 出xuất 惡ác 言ngôn若nhược 縱túng 恚khuể 心tâm則tắc 自tự 妨phương 道Đạo失thất 功công 德đức 利lợi
Này các vị Bhikṣu! Giả như có người đến cắt xẻo thân thể các ông ra từng mảnh, các ông phải tự nhiếp tâm và đừng khiến mình khởi sanh sân hận. Các ông cũng nên gìn giữ lời nói và chớ thốt ra lời ác. Nếu phóng túng cái tâm sân hận, các ông sẽ tự mình chướng Đạo và mất đi những lợi ích của công đức.

忍nhẫn 之chi 為vi 德đức持trì 戒giới 苦khổ 行hành所sở 不bất 能năng 及cập能năng 行hành 忍nhẫn 者giả乃nãi 可khả 名danh 為vi有Hữu 力Lực 大Đại 人Nhân若nhược 其kỳ 不bất 能năng歡hoan 喜hỷ 忍nhẫn 受thọ惡ác 罵mạ 之chi 毒độc如như 飲ẩm 甘cam 露lộ 者giả不bất 名danh 入Nhập 道Đạo 智Trí 慧Tuệ 人Nhân 也dã
Nhẫn là một đức tánh mà ngay cả trì giới và khổ hành cũng không thể sánh bằng. Chỉ ai có khả năng thực hành an nhẫn thì mới có thể gọi là Bậc Đại Nhân Có Sức Mạnh. Nếu ai không thể vui vẻ nhẫn chịu cái độc từ mắng chửi mà xem nó như đang uống cam lộ, thì họ không thể gọi là Người Đã Vào Đạo Trí Tuệ.

所sở 以dĩ 者giả 何hà瞋sân 恚khuể 之chi 害hại則tắc 破phá 諸chư 善thiện 法Pháp壞hoại 好hảo 名danh 聞văn今kim 世thế 後hậu 世thế人nhân 不bất 喜hỷ 見kiến當đương 知tri 瞋sân 心tâm甚thậm 於ư 猛mãnh 火hỏa常thường 當đương 防phòng 護hộ無vô 令linh 得đắc 入nhập劫kiếp 功công 德đức 賊tặc無vô 過quá 瞋sân 恚khuể
Vì sao thế? Bởi sự gây hại của sân hận có thể phá tan mọi Pháp lành, hủy hoại danh tiếng thơm, và làm cho đời này cùng đời sau, mọi người đều chẳng vui khi thấy người đó. Các ông nên biết rằng lòng sân hận còn hơn cả lửa dữ. Thế nên các ông cần phải luôn đề phòng và đừng để nó thừa cơ đột nhập. Trong tất cả thứ giặc cướp công đức, không thứ nào vượt hơn sân hận.

白bạch 衣y 受thọ 欲dục非phi 行hành 道Đạo 人Nhân無vô 法pháp 自tự 制chế瞋sân 猶do 可khả 恕thứ出xuất 家gia 行hành 道Đạo無vô 欲dục 之chi 人nhân而nhi 懷hoài 瞋sân 恚khuể甚thậm 不bất 可khả 也dã譬thí 如như 清thanh 冷lãnh 雲vân 中trung霹phích 靂lịch 起khởi 火hỏa非phi 所sở 應ưng 也dã
Tâm sân hận có thể tha thứ đối với hàng tại gia chìm đắm trong ái dục và những người chẳng tu Đạo, bởi họ không có cách nào kiềm chế bản thân. Nhưng đối với hàng xuất gia tu Đạo, là người không có sự tham muốn mà ôm lòng sân hận, thì quả thật là chẳng thể nào dung thứ. Ví như giữa đám mây mát mẻ mà thình lình nổi lên sấm sét, đây là điều không hợp lý.




汝nhữ 等đẳng 比Bỉ 丘Khâu當đương 自tự 摩ma 頭đầu
Này các vị Bhikṣu! Các ông hãy tự xoa đầu của mình để nhắc nhở rằng:

已dĩ 捨xả 飾sức 好hảo著trước 壞hoại 色sắc 衣y執chấp 持trì 應ứng 器khí以dĩ 乞khất 自tự 活hoạt
'Ta đã vứt bỏ trang sức tốt đẹp và khoác lên y phục thô xấu. Ta cầm theo bình bát là dùng đi khất thực để sinh sống.'

自tự 見kiến 如như 是thị若nhược 起khởi 憍kiêu 慢mạn當đương 疾tật 滅diệt 之chi增tăng 長trưởng 憍kiêu 慢mạn尚thượng 非phi 世thế 俗tục白bạch 衣y 所sở 宜nghi何hà 況huống 出xuất 家gia入nhập 道Đạo 之chi 人nhân為vì 解giải 脫thoát 故cố自tự 降hàng 其kỳ 身thân而nhi 行hành 乞khất 耶da
Các ông hãy tự thấy mình như vậy. Nếu các ông khởi tâm kiêu mạn thì phải mau diệt trừ nó. Bởi gia tăng kiêu mạn, hàng cư sĩ thế tục còn không nên, huống nữa là người đã xuất gia nhập Đạo. Vì sự giải thoát, các ông phải tự hàng phục tâm của mình mà thực hành khất thực.




汝nhữ 等đẳng 比Bỉ 丘Khâu諂siểm 曲khúc 之chi 心tâm與dữ 道Đạo 相tương 違vi是thị 故cố 宜nghi 應ưng質chất 直trực 其kỳ 心tâm當đương 知tri 諂siểm 曲khúc但đãn 為vi 欺khi 誑cuống入nhập 道Đạo 之chi 人nhân則tắc 無vô 是thị 處xứ是thị 故cố 汝nhữ 等đẳng宜nghi 當đương 端đoan 心tâm以dĩ 質chất 直trực 為vi 本bổn
Này các vị Bhikṣu! Lòng nịnh hót trái ngược với Đạo. Cho nên các ông phải làm cho tâm mình chánh trực. Các ông phải biết rằng, chỉ vì muốn dối gạt nên mới có sự nịnh hót. Người đã vào Đạo thì thái độ này quyết không thể có. Vì vậy các ông phải có tâm ngay thẳng và hãy lấy chánh trực làm bản thể.




汝nhữ 等đẳng 比Bỉ 丘Khâu當đương 知tri 多đa 欲dục 之chi 人nhân多đa 求cầu 利lợi 故cố苦khổ 惱não 亦diệc 多đa少thiểu 欲dục 之chi 人nhân無vô 求cầu 無vô 欲dục則tắc 無vô 此thử 患hoạn直trực 爾nhĩ 少thiểu 欲dục尚thượng 宜nghi 修tu 習tập何hà 況huống 少thiểu 欲dục能năng 生sanh 諸chư 功công 德đức
Này các vị Bhikṣu! Các ông phải biết rằng, người nhiều tham muốn là do bởi họ tham cầu lợi ích, nên sự khổ não của họ cũng nhiều. Những ai ít tham muốn, vô cầu vô dục, họ tất sẽ không gặp hoạn nạn. Cho nên người tu hành cần phải trực tâm tu tập để giảm trừ tham muốn. Huống nữa thiểu dục còn có thể sanh các công đức.

少thiểu 欲dục 之chi 人nhân則tắc 無vô 諂siểm 曲khúc以dĩ 求cầu 人nhân 意ý亦diệc 復phục 不bất 為vị諸chư 根căn 所sở 牽khiên行hành 少thiểu 欲dục 者giả心tâm 則tắc 坦thản 然nhiên無vô 所sở 憂ưu 畏úy觸xúc 事sự 有hữu 餘dư常thường 無vô 不bất 足túc有hữu 少thiểu 欲dục 者giả則tắc 有hữu 涅Niết 槃Bàn
Những ai ít tham muốn thì sẽ không nịnh hót để lấy lòng kẻ khác. Lại nữa, họ cũng không bị các căn dẫn dụ. Người thực hành thiểu dục có một tâm trạng rất bình thản và chẳng có điều gì để lo âu hay sợ hãi. Khi tiếp xúc với hoàn cảnh, họ không bao giờ chẳng vừa ý. Hễ nơi nào còn có ai ít tham muốn, thì nơi đó sẽ có người đắc tịch diệt.

是thị 名danh 少Thiểu 欲Dục
Đây gọi là Thiểu Dục.




汝nhữ 等đẳng 比Bỉ 丘Khâu若nhược 欲dục 脫thoát 諸chư 苦khổ 惱não當đương 觀quán 知tri 足túc知tri 足túc 之chi 法pháp即tức 是thị 富phú 樂lạc安an 穩ổn 之chi 處xứ知tri 足túc 之chi 人nhân雖tuy 臥ngọa 地địa 上thượng猶do 為vi 安an 樂lạc不bất 知tri 足túc 者giả雖tuy 處xứ 天thiên 堂đường亦diệc 不bất 稱xứng 意ý
Này các vị Bhikṣu! Nếu ai muốn thoát khỏi mọi khổ não thì họ phải quán sát biết đủ. Phương pháp biết đủ chính là nơi chốn của thịnh vượng, vui vẻ, và an ổn. Người biết đủ dù có nằm trên đất thì họ vẫn an vui. Người không biết đủ dù có lên thiên đường thì họ cũng không ưng ý.

不bất 知tri 足túc 者giả雖tuy 富phú 而nhi 貧bần知tri 足túc 之chi 人nhân雖tuy 貧bần 而nhi 富phú不bất 知tri 足túc 者giả常thường 為vị 五ngũ 欲dục 所sở 牽khiên為vi 知tri 足túc 者giả之chi 所sở 憐lân 愍mẫn
Những ai không biết đủ thì tuy phú quý nhưng đích thật là bần cùng. Những ai biết đủ thì tuy bần cùng nhưng đích thật là phú quý. Người không biết đủ sẽ luôn bị năm dục dẫn dắt và khi người biết đủ nhìn vào thì xót thương cho họ lắm thay.

是thị 名danh 知Tri 足Túc
Đây gọi là Tri Túc.




汝nhữ 等đẳng 比Bỉ 丘Khâu欲dục 求cầu 寂tịch 靜tĩnh無vô 為vi 安an 樂lạc當đương 離ly 憒hội 鬧náo獨độc 處xử 閒nhàn 居cư靜tĩnh 處xứ 之chi 人nhân帝Đế 釋Thích 諸chư 天thiên所sở 共cộng 敬kính 重trọng是thị 故cố 當đương 捨xả己kỷ 眾chúng 他tha 眾chúng空không 閑nhàn 獨độc 處xứ思tư 滅diệt 苦khổ 本bổn
Này các vị Bhikṣu! Nếu ai muốn cầu tịch tĩnh, vô vi an lạc, thì họ phải nên lánh xa chỗ huyên náo và một mình ở nơi yên tĩnh. Người ở nơi tĩnh mịch tất sẽ được Năng Thiên Đế và chư thiên đồng kính trọng. Cho nên các ông hãy rời bỏ nhóm của mình cùng những nhóm khác để sống ẩn dật một mình và tư duy về cách diệt trừ gốc của khổ.

若nhược 樂nhạo 眾chúng 者giả則tắc 受thọ 眾chúng 惱não譬thí 如như 大đại 樹thụ眾chúng 鳥điểu 集tập 之chi則tắc 有hữu 枯khô 折chiết 之chi 患hoạn世thế 間gian 縛phược 著trước沒một 於ư 眾chúng 苦khổ譬thí 如như 老lão 象tượng 溺nịch 泥nê不bất 能năng 自tự 出xuất
Nếu ai ưa thích nơi huyên náo, họ tất sẽ chịu sự khổ não của đám đông. Đây ví như cây cối to lớn và có nhiều chim bay tới đậu, thì nó tất sẽ bị héo và gãy. Những ai bị thế gian trói buộc và bị nó nhấn chìm trong khổ ách của quần chúng, thì cũng giống như con voi già bị lún trong bùn lầy mà nó không thể tự thoát ra.

是thị 名danh 遠Viễn 離Ly
Đây gọi là Viễn Ly.




汝nhữ 等đẳng 比Bỉ 丘Khâu若nhược 勤cần 精tinh 進tấn則tắc 事sự 無vô 難nạn 者giả是thị 故cố 汝nhữ 等đẳng當đương 勤cần 精tinh 進tấn譬thí 如như 小tiểu 水thủy 長trường 流lưu則tắc 能năng 穿xuyên 石thạch
Này các vị Bhikṣu! Nếu ai siêng năng tinh tấn thì không có việc gì là khó. Bởi vậy các ông phải nên siêng năng tinh tấn. Đây ví như có dòng nước nhỏ chảy xối vào một tảng đá đến một thời gian lâu sau thì nó cũng có thể chảy xuyên thủng.

若nhược 行hành 者giả 之chi 心tâm數sác 數sác 懈giải 廢phế譬thí 如như 鑽toàn 火hỏa未vị 熱nhiệt 而nhi 息tức雖tuy 欲dục 得đắc 火hỏa火hỏa 難nan 可khả 得đắc
Trái lại, nếu tâm của người tu hành mà luôn luôn lười biếng thì đó cũng như việc dùi lửa; lửa còn chưa bốc cháy mà đã ngừng. Mặc dù muốn có lửa nhưng thật khó mà có lửa được.

是thị 名danh 精Tinh 進Tấn
Đây gọi là Tinh Tấn.




汝nhữ 等đẳng 比Bỉ 丘Khâu求cầu 善Thiện 知Tri 識Thức求cầu 善thiện 護hộ 助trợ無vô 如như 不bất 忘vong 念niệm若nhược 有hữu 不bất 忘vong 念niệm 者giả諸chư 煩phiền 惱não 賊tặc則tắc 不bất 能năng 入nhập是thị 故cố 汝nhữ 等đẳng常thường 當đương 攝nhiếp 念niệm 在tại 心tâm若nhược 失thất 念niệm 者giả則tắc 失thất 諸chư 功công 德đức
Này các vị Bhikṣu! Cầu gặp Thiện Tri Thức hoặc mong có được người hỗ trợ tốt, thì vẫn không bằng có chánh niệm. Nếu ai không mất chánh niệm, các giặc phiền não sẽ không thể nào đột nhập. Bởi vậy các ông phải luôn nhiếp ý niệm ở tâm của mình. Nếu ai mất chánh niệm, họ sẽ mất các công đức.

若nhược 念niệm 力lực 堅kiên 強cường雖tuy 入nhập 五ngũ 欲dục 賊tặc 中trung不bất 為vị 所sở 害hại譬thí 如như 著trước 鎧khải 入nhập 陣trận則tắc 無vô 所sở 畏úy
Nếu niệm lực kiên cường, dù có vào trong giặc năm dục thì cũng không bị chúng làm hại. Ví như khi lâm trận mà mặc áo giáp thì sẽ không sợ hãi điều gì.

是thị 名danh 不Bất 忘Vong 念Niệm
Đây gọi là Chánh Niệm.




汝nhữ 等đẳng 比Bỉ 丘Khâu若nhược 攝nhiếp 心tâm 者giả心tâm 則tắc 在tại 定định心tâm 在tại 定định 故cố能năng 知tri 世thế 間gian生sanh 滅diệt 法pháp 相tướng是thị 故cố 汝nhữ 等đẳng常thường 當đương 精tinh 勤cần修tu 習tập 諸chư 定định
Này các vị Bhikṣu! Nếu ai nhiếp tâm, tâm sẽ định. Do tâm đã định nên có thể biết tất cả pháp tướng sanh diệt của thế gian. Cho nên các ông phải luôn tinh tấn tu tập mọi thứ định.

若nhược 得đắc 定định 者giả心tâm 則tắc 不bất 散tán譬thí 如như 惜tích 水thủy 之chi 家gia善thiện 治trị 隄đê 塘đường行hành 者giả 亦diệc 爾nhĩ為vì 智trí 慧tuệ 水thủy 故cố善thiện 修tu 禪thiền 定định令linh 不bất 漏lậu 失thất
Nếu ai đắc định, tâm sẽ không tán loạn. Đây ví như chuyên gia dẫn thủy khéo có thể đắp đê sửa bờ. Người tu hành thì cũng vậy. Vì nước trí tuệ, họ khéo tu thiền định để khiến nó không rò rỉ.

是thị 名danh 為vi 定Định
Đây gọi là Thiền Định.




汝nhữ 等đẳng 比Bỉ 丘Khâu若nhược 有hữu 智trí 慧tuệ則tắc 無vô 貪tham 著trước常thường 自tự 省tỉnh 察sát不bất 令linh 有hữu 失thất是thị 則tắc 於ư 我ngã 法Pháp 中trung能năng 得đắc 解giải 脫thoát若nhược 不bất 爾nhĩ 者giả既ký 非phi 道Đạo 人Nhân又hựu 非phi 白bạch 衣y無vô 所sở 名danh 也dã
Này các vị Bhikṣu! Nếu ai có trí tuệ, họ sẽ không tham lam hay chấp trước. Hãy luôn tự cảnh tỉnh và đừng khiến mình phạm lỗi. Như vậy các ông sẽ có thể được giải thoát ở trong Pháp của Ta. Nếu không như thế, Ta chẳng biết gọi họ là gì nữa, bởi không phải người tu Đạo mà cũng không phải hàng cư sĩ.

實thật 智trí 慧tuệ 者giả則tắc 是thị 度độ 老lão 病bệnh 死tử 海hải堅kiên 牢lao 船thuyền 也dã亦diệc 是thị 無vô 明minh 黑hắc 闇ám大đại 明minh 燈đăng 也dã一nhất 切thiết 病bệnh 者giả之chi 良lương 藥dược 也dã伐phạt 煩phiền 惱não 樹thụ之chi 利lợi 斧phủ 也dã是thị 故cố 汝nhữ 等đẳng當đương 以dĩ 聞văn 思tư 修tu 慧tuệ而nhi 自tự 增tăng 益ích若nhược 人nhân 有hữu 智trí 慧tuệ 之chi 照chiếu雖tuy 是thị 肉nhục 眼nhãn而nhi 是thị 明minh 見kiến 人nhân 也dã
Người có trí tuệ chân thật thì mới có thể lái chiếc thuyền kiên cố mà vượt qua biển của sanh già bệnh chết. Trí tuệ thì cũng như ngọn đèn sáng thật lớn ở giữa chốn vô minh hắc ám, cũng như phương thuốc hay cho tất cả những ai mắc bệnh, và cũng như cái rìu bén để chặt cây phiền não. Cho nên các ông phải học tập, tư duy, và tu tuệ để tăng thêm sự lợi ích cho bản thân. Nếu ai có trí tuệ chiếu soi, dù chỉ với nhục nhãn nhưng họ là người rõ tâm thấy tánh.

是thị 名danh 智Trí 慧Tuệ
Đây gọi là Trí Tuệ.




汝nhữ 等đẳng 比Bỉ 丘Khâu若nhược 種chủng 種chủng 戲hí 論luận其kỳ 心tâm 則tắc 亂loạn雖tuy 復phục 出xuất 家gia猶do 未vị 得đắc 脫thoát是thị 故cố 比Bỉ 丘Khâu當đương 急cấp 捨xả 離ly亂loạn 心tâm 戲hí 論luận
Này các vị Bhikṣu! Nếu ai bị cuốn hút vào các thứ hí luận thì tâm họ tất sẽ tán loạn. Dù có xuất gia đi nữa thì họ vẫn không được giải thoát. Cho nên các vị Bhikṣu phải cấp tốc xả bỏ cái tâm tán loạn cùng sự hí luận.

若nhược 汝nhữ 欲dục 得đắc寂tịch 滅diệt 樂lạc 者giả唯duy 當đương 善thiện 滅diệt戲hí 論luận 之chi 患hoạn
Nếu các ông muốn được an lạc của tịch diệt, thì chỉ cần khéo diệt trừ hí luận.

是thị 名danh 不Bất 戲Hí 論Luận
Đây gọi là Không Hí Luận.




汝nhữ 等đẳng 比Bỉ 丘Khâu於ư 諸chư 功công 德đức常thường 當đương 一nhất 心tâm捨xả 諸chư 放phóng 逸dật如như 離ly 怨oán 賊tặc
Này các vị Bhikṣu! Vì để được tất cả công đức, các ông phải luôn nhất tâm. Hãy xả bỏ các sự buông lung và lánh xa chúng như oán tặc.

大đại 悲bi 世Thế 尊Tôn所sở 欲dục 利lợi 益ích皆giai 已dĩ 究cứu 竟cánh汝nhữ 等đẳng 但đãn 當đương勤cần 而nhi 行hành 之chi
Hết thảy các lợi ích cứu cánh, nay Như Lai với lòng đại bi đều đã giảng giải. Các ông chỉ cần tinh tấn thực hành.

若nhược 於ư 山sơn 間gian若nhược 空không 澤trạch 中trung若nhược 在tại 樹thụ 下hạ閑nhàn 處xứ 靜tĩnh 室thất念niệm 所sở 受thọ 法Pháp勿vật 念niệm 忘vong 失thất常thường 當đương 自tự 勉miễn精tinh 進tấn 修tu 之chi無vô 為vi 空không 死tử後hậu 致trí 有hữu 悔hối
Ở bất kỳ nơi đâu, hoặc là ở trên núi, giữa thung lũng hoang vu, tại dưới gốc cây, hay ở trong tĩnh thất nơi vắng vẻ, thì cũng phải nhớ đến giáo Pháp đã thọ và chớ để quên mất. Các ông phải luôn nỗ lực bản thân mà tinh tấn tu hành và chớ đợi đến lúc chết mới hối tiếc.

我ngã 如như 良lương 醫y知tri 病bệnh 說thuyết 藥dược服phục 與dữ 不bất 服phục非phi 醫y 咎cữu 也dã
Ta như một vị lương y, khéo biết bệnh cho thuốc. Bệnh nhân có chịu uống hay không, là do chính họ chứ không phải lỗi của thầy thuốc.

又hựu 如như 善thiện 導đạo導đạo 人nhân 善thiện 道đạo聞văn 之chi 不bất 行hành非phi 導đạo 過quá 也dã
Ta cũng như một vị chỉ đường giỏi, khéo chỉ đúng đường cho người hỏi. Nếu người hỏi đường nghe rồi mà không đi, là do chính họ chứ không phải lỗi của người chỉ đường.




汝nhữ 等đẳng 若nhược 於ư苦khổ 等đẳng 四Tứ 諦Đế有hữu 所sở 疑nghi 者giả可khả 疾tật 問vấn 之chi毋vô 得đắc 懷hoài 疑nghi不bất 求cầu 決quyết 也dã
Nếu các ông còn có điều nghi vấn gì về Bốn Thánh Đế thì hãy mau hỏi, chứ đừng ôm lòng hoài nghi và chẳng mong đoạn dứt."

爾nhĩ 時thời 世Thế 尊Tôn如như 是thị 三tam 唱xướng人nhân 無vô 問vấn 者giả
Lúc bấy giờ Thế Tôn đã nói ba lần như vậy mà không một ai thưa hỏi.

所sở 以dĩ 者giả 何hà眾chúng 無vô 疑nghi 故cố
Vì sao thế? Bởi đại chúng không có điều hoài nghi.

時thời 阿A 㝹Nậu 樓Lâu 馱Đà觀quán 察sát 眾chúng 心tâm而nhi 白bạch 佛Phật 言ngôn
Khi ấy Tôn giả Vô Diệt quán sát trong lòng của đại chúng, rồi thưa với Phật rằng:

世Thế 尊Tôn月nguyệt 可khả 令linh 熱nhiệt日nhật 可khả 令linh 冷lãnh佛Phật 說thuyết 四Tứ 諦Đế不bất 可khả 令linh 異dị
"Thưa Thế Tôn! Mặt trăng có thể nóng và mặt trời có thể lạnh, nhưng Bốn Thánh Đế do Phật thuyết giảng thì không bao giờ sai khác.

佛Phật 說thuyết 苦Khổ 諦Đế 實thật 苦khổ不bất 可khả 令linh 樂lạc集tập 真chân 是thị 因nhân更cánh 無vô 異dị 因nhân苦khổ 若nhược 滅diệt 者giả即tức 是thị 因nhân 滅diệt因nhân 滅diệt 故cố 果quả 滅diệt滅diệt 苦khổ 之chi 道đạo實thật 是thị 真chân 道Đạo更cánh 無vô 餘dư 道đạo
Khổ Đế do Phật thuyết giảng đích thật là khổ, và không thể nào là an vui. Tập chính là nhân của khổ--không còn có nhân nào khác. Nếu ai muốn diệt khổ, tức phải diệt nhân. Do bởi nhân đã diệt nên quả cũng diệt. Con đường để diệt khổ mới thật là Đạo chân thật và không có con đường nào khác.

世Thế 尊Tôn是thị 諸chư 比Bỉ 丘Khâu於ư 四Tứ 諦Đế 中trung決quyết 定định 無vô 疑nghi
Thưa Thế Tôn! Tất cả các vị Bhikṣu nơi đây đều tuyệt đối chẳng còn hoài nghi đối với Bốn Thánh Đế.

於ư 此thử 眾chúng 中trung所sở 作tác 未vị 辦biện 者giả見kiến 佛Phật 滅diệt 度độ當đương 有hữu 悲bi 感cảm若nhược 有hữu 初sơ 入nhập 法Pháp 者giả聞văn 佛Phật 所sở 說thuyết即tức 皆giai 得đắc 度độ譬thí 如như 夜dạ 見kiến 電điện 光quang即tức 得đắc 見kiến 道đạo
Những vị ở giữa đại chúng này mà chưa xong việc cần làm, thì khi thấy Phật diệt độ, họ sẽ thương cảm. Những vị mới vào Đạo mà nghe Phật thuyết giảng, thì liền thảy được độ; ví như có sấm sét chớp sáng ở ban đêm, họ liền thấy được lối đi.

若nhược 所sở 作tác 已dĩ 辦biện已dĩ 度độ 苦khổ 海hải 者giả但đãn 作tác 是thị 念niệm
Những vị mà việc cần làm đã xong và đã qua biển khổ, thì chỉ nghĩ như vầy:

世Thế 尊Tôn 滅diệt 度độ一nhất 何hà 疾tật 哉tai
'Ôi! Thế Tôn sao vội diệt độ?'"

阿A 㝹Nậu 樓Lâu 馱Đà 雖tuy 說thuyết 此thử 語ngữ眾chúng 中trung 皆giai 悉tất 了liễu 達đạt四Tứ 聖Thánh 諦Đế 義nghĩa
Tuy Tôn giả Vô Diệt đã nói những lời đó, nhưng toàn thể đại chúng đều đã liễu đạt hoàn toàn nghĩa lý của Bốn Thánh Đế.




世Thế 尊Tôn 欲dục 令linh此thử 諸chư 大đại 眾chúng皆giai 得đắc 堅kiên 固cố以dĩ 大đại 悲bi 心tâm復phục 為vì 眾chúng 說thuyết
Khi ấy Thế Tôn vì muốn khiến cho tâm của các đại chúng đều được kiên cố, nên với lòng đại bi, Ngài thuyết giảng thêm một lần nữa cho họ:

汝nhữ 等đẳng 比Bỉ 丘Khâu勿vật 懷hoài 悲bi 惱não若nhược 我ngã 住trụ 世thế 一nhất 劫kiếp會hội 亦diệc 當đương 滅diệt會hội 而nhi 不bất 離ly終chung 不bất 可khả 得đắc自tự 利lợi 利lợi 他tha法Pháp 皆giai 具cụ 足túc若nhược 我ngã 久cửu 住trụ更cánh 無vô 所sở 益ích
"Này các vị Bhikṣu! Các ông chớ ưu sầu khổ não. Cho dù Ta trụ thế đến một kiếp đi nữa thì cuối cùng cũng phải kết thúc. Có hợp mà không tan thì quyết không thể được. Tất cả Pháp để lợi mình lợi người, Ta đều đã giảng dạy đầy đủ. Nếu Ta trụ lâu hơn nữa thì cũng chẳng có ích lợi gì.

應ưng 可khả 度độ 者giả若nhược 天thiên 上thượng 人nhân 間gian皆giai 悉tất 已dĩ 度độ其kỳ 未vị 度độ 者giả皆giai 亦diệc 已dĩ 作tác得đắc 度độ 因nhân 緣duyên
Những ai có thể độ, dù ở trên trời hay chốn nhân gian, Ta đều đã độ xong. Những ai chưa được độ thì họ cũng đều đã tạo nhân duyên để được độ.

自tự 今kim 以dĩ 後hậu我ngã 諸chư 弟đệ 子tử展triển 轉chuyển 行hành 之chi則tắc 是thị 如Như 來Lai法Pháp 身thân 常thường 在tại而nhi 不bất 滅diệt 也dã
Từ nay về sau, các đệ tử của Ta phải luôn liên tục tu hành, như thế Pháp thân của Như Lai sẽ thường trụ bất diệt.

是thị 故cố 當đương 知tri世thế 皆giai 無vô 常thường會hội 必tất 有hữu 離ly勿vật 懷hoài 憂ưu 惱não世thế 相tướng 如như 是thị當đương 勤cần 精tinh 進tấn早tảo 求cầu 解giải 脫thoát
Cho nên các ông phải biết rằng, hết thảy mọi việc trên thế gian đều vô thường. Có hợp ắt có tan, thế nên chớ lưu luyến sầu muộn. Bởi sự tướng của thế gian là như vậy, nên các ông hãy chuyên cần tinh tấn và sớm cầu giải thoát.

以dĩ 智trí 慧tuệ 明minh滅diệt 諸chư 癡si 暗ám世thế 實thật 危nguy 脆thúy無vô 堅kiên 牢lao 者giả我ngã 今kim 得đắc 滅diệt如như 除trừ 惡ác 病bệnh此thử 是thị 應ưng 捨xả 之chi 身thân罪tội 惡ác 之chi 物vật假giả 名danh 為vi 身thân沒một 在tại 老lão 病bệnh 生sanh 死tử 大đại 海hải何hà 有hữu 智trí 者giả得đắc 除trừ 滅diệt 之chi如như 殺sát 怨oán 賊tặc而nhi 不bất 歡hoan 喜hỷ
Hãy dùng ánh sáng của trí tuệ mà diệt trừ tối tăm của si mê. Thế gian thật là nguy hiểm, mỏng manh, không bền vững. Ta nay được diệt độ thì cũng như trừ đi ác bệnh. Cái thân này cần phải xả bỏ, bởi nó là vật của tội ác, giả tạm gọi là thân. Nó chìm đắm trong biển lớn của sanh già bệnh chết. Thế thì làm sao người có trí tuệ mà chẳng vui mừng khi diệt trừ nó như giết oán tặc?




汝nhữ 等đẳng 比Bỉ 丘Khâu常thường 當đương 一nhất 心tâm勤cần 求cầu 出xuất 道đạo一nhất 切thiết 世thế 間gian動động 不bất 動động 法pháp皆giai 是thị 敗bại 壞hoại不bất 安an 之chi 相tướng
Này các vị Bhikṣu! Các ông phải luôn nhất tâm và siêng cầu con đường giải thoát. Tất cả pháp động và bất động của thế gian đều là tướng trạng của suy hoại và bất an.

汝nhữ 等đẳng 且thả 止chỉ勿vật 得đắc 復phục 語ngữ時thời 將tương 欲dục 過quá我ngã 欲dục 滅diệt 度độ是thị 我ngã 最tối 後hậu之chi 所sở 教giáo 誨hối
Này các vị Bhikṣu! Thôi dừng lại ở đây! Ta không còn gì để nói thêm. Thời khắc đã đến, và Như Lai muốn diệt độ. Đây là những lời dạy cuối cùng của Ta."

佛Phật 垂Thùy 般Bát 涅Niết 槃Bàn 略Lược 說Thuyết 教Giáo 誡Giới 經Kinh
Kinh Di Giáo Lược Giảng Khi Phật Sắp Vào Cứu Cánh Tịch Diệt

後Hậu 秦Tần 龜Quy 茲Tư 法Pháp 師Sư 鳩Cưu 摩Ma 羅La 什Thập 譯dịch
Dịch sang cổ văn: Pháp sư Đồng Thọ (344-413)
Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận
Phiên âm và chấm câu: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận
Phiên âm: 24/7/2012 ◊ Dịch nghĩa: 24/7/2012 ◊ Cập nhật: 26/4/2023

Cách đọc âm tiếng Phạn

Bhikṣu: bíc su
Đang dùng phương ngữ: BắcNam