清Thanh 淨Tịnh 心Tâm 經Kinh
Kinh Tâm Thanh Tịnh

佛Phật 世Thế 尊Tôn一nhất 時thời 在tại 舍Xá 衛Vệ 國Quốc祇Kỳ 樹Thụ 給Cấp 孤Cô 獨Độc 園Viên與dữ 苾Bật 芻Sô 眾chúng 俱câu
Một thuở nọ, Đức Phật cùng với các vị Bhikṣu [bíc su] ở tại vườn Cấp Cô Độc, trong Rừng cây Chiến Thắng gần thành Phong Đức.

佛Phật 告cáo 諸chư 苾Bật 芻Sô 言ngôn
Phật bảo các vị Bhikṣu rằng:

汝nhữ 等đẳng 諦đế 聽thính若nhược 諸chư 聲Thanh 聞Văn修tu 習tập 正chánh 行hành欲dục 得đắc 清thanh 淨tịnh 心tâm 者giả當đương 斷đoạn 五ngũ 法pháp修tu 習tập 七thất 法Pháp而nhi 令linh 圓viên 滿mãn何hà 等đẳng 五ngũ 法pháp
"Các ông hãy lắng nghe! Nếu những Thanh Văn nào đang tu tập chánh hành mà muốn được tâm thanh tịnh, họ phải đoạn trừ năm sự ngăn che và tu tập Bảy Giác Phần thì mới được viên mãn. Những gì là năm pháp?

一nhất貪tham 欲dục二nhị瞋sân 恚khuể三tam昏hôn 沈trầm 睡thụy 眠miên四tứ掉trạo 悔hối五ngũ疑nghi
1. tham dục
2. sân hận
3. hôn trầm
4. bồn chồn
5. nghi ngờ

此thử 五ngũ 蓋cái 障chướng應ưng 當đương 除trừ 斷đoạn
Đây là năm sự ngăn che gây chướng ngại. Các ông hãy nên đoạn trừ.

何hà 等đẳng 七thất 法Pháp
Những gì là bảy Pháp?

一nhất擇trạch 法pháp 覺giác 支chi二nhị念niệm 覺giác 支chi三tam精tinh 進tấn 覺giác 支chi四tứ喜hỷ 覺giác 支chi五ngũ輕khinh 安an 覺giác 支chi六lục定định 覺giác 支chi七thất捨xả 覺giác 支chi
1. trạch pháp giác phần
2. tinh tấn giác phần
3. hoan hỷ giác phần
4. khinh an giác phần
5. niệm giác phần
6. định giác phần
7. xả giác phần

如như 是thị 七thất 法Pháp應ưng 當đương 修tu 習tập
Đây là Bảy Giác Phần. Các ông hãy nên tu tập.

諸chư 苾Bật 芻Sô所sở 言ngôn 清thanh 淨tịnh 心tâm 者giả當đương 知tri 即tức 是thị 心tâm解giải 脫thoát 增tăng 語ngữ慧tuệ 解giải 脫thoát 增tăng 語ngữ由do 貪tham 染nhiễm 污ô心tâm 不bất 清thanh 淨tịnh由do 無vô 明minh 染nhiễm 污ô慧tuệ 不bất 清thanh 淨tịnh
Này các vị Bhikṣu! Nói rằng tâm thanh tịnh, thì phải biết đó là một cách gọi khác của tâm giải thoát và tuệ giải thoát. Do tham dục nhiễm ô, nên tâm không thanh tịnh. Do vô minh nhiễm ô, nên tuệ không thanh tịnh.

若nhược 諸chư 苾Bật 芻Sô斷đoạn 除trừ 貪tham 染nhiễm即tức 得đắc 心tâm 解giải 脫thoát斷đoạn 除trừ 無vô 明minh即tức 得đắc 慧tuệ 解giải 脫thoát
Nếu các vị Bhikṣu đoạn trừ tham dục nhiễm ô thì liền được tâm giải thoát. Còn như đoạn trừ vô minh nhiễm ô thì liền được tuệ giải thoát.

又hựu 諸chư 苾Bật 芻Sô離ly 貪tham 染nhiễm 污ô得đắc 心tâm 解giải 脫thoát 者giả是thị 名danh 身thân 作tác 證chứng斷đoạn 除trừ 無vô 明minh得đắc 慧tuệ 解giải 脫thoát 者giả是thị 名danh 無Vô 學Học永vĩnh 離ly 貪tham 愛ái了liễu 知tri 真chân 實thật正chánh 智trí 現hiện 前tiền取thủ 證chứng 自tự 果Quả盡tận 苦khổ 邊biên 際tế
Lại nữa, các vị Bhikṣu! Những ai đã lìa tham dục nhiễm ô và được tâm giải thoát thì gọi là tự thân tác chứng. Còn những ai đã đoạn trừ vô minh và được tuệ giải thoát thì gọi là bậc Vô Học; do bởi họ đã vĩnh viễn lìa tham ái, biết rõ chân thật, chánh trí hiện tiền, tự mình chứng Đạo, và chấm dứt sanh tử.

諸chư 苾Bật 芻Sô如như 是thị 所sở 說thuyết汝nhữ 等đẳng 應ưng 學học
Này các vị Bhikṣu! Đây là những lời dạy của Ta. Các ông hãy nên tu học."

清Thanh 淨Tịnh 心Tâm 經Kinh
Kinh Tâm Thanh Tịnh

宋Tống 天Thiên 竺Trúc 法Pháp 師Sư 施Thí 護Hộ 譯dịch
Dịch sang cổ văn: Pháp sư Thí Hộ (?-1017)
Dịch sang tiếng Việt: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận
Phiên âm và chấm câu: Tại gia Bồ-tát giới Thanh tín nam Nguyên Thuận
Phiên âm: 14/12/2014 ◊ Dịch nghĩa: 14/12/2014 ◊ Cập nhật: 26/4/2023

Cách đọc âm tiếng Phạn

Bhikṣu: bíc su
Đang dùng phương ngữ: BắcNam