Kinh Phật Tiếng Việt 
Kinh Điển Phiên Âm 
Tài Liệu Phật Học 
ENAAA
» Cảm Nghĩ Khi Học Thuộc Kinh 

🎥
🎥
🎥
🎥
🎥
🎥
🎥
🎥
🎥
🎥
🎥
🎥
🎥
🎥
Pháp hữu Iglesias Đình ▫ Quyển 6
❝Xin chào các bạn! Mình thấy quyển 6 này khá là dễ thuộc, mình chỉ biết đến Kinh Lăng Nghiêm chỉ khoảng được 2 năm nay thôi. Khi mà mình cầm quyển Kinh lần đầu, mình cứ nghĩ rằng mình không thể học được, tại thấy chữ khó đọc quá, nhưng nhờ sự khích lệ của anh chị trong Cộng Đồng Lăng Nghiêm nên mình quyết tâm học. Trong hai tuần đầu mình dành thời gian để đọc Kinh 2 lần, sáng 1 lần, tối 1 lần. Sau khi đã quen được mặt chữ và đọc hơi suôn sẻ, mình bắt đầu học. Mình chia quyển Kinh thành 11 phần và thu âm mỗi phần lại và đăng lên Youtube để mở nghe, mình cứ nghe đi nghe lại, đi dạo mát cũng nghe, làm việc cũng nghe, tối ngủ mở nghe,.. rồi mai mình học. Nó dễ lắm các bạn chỉ cần đọc 2, 3 lần là thuộc à, những đoạn khó thời hơi lâu hơn xíu. Cứ như thế mình học dần thuộc, được đoạn sau mình ôn luôn lại đoạn đầu,.. Khi úp Kinh lại thì ôn lại. Và mỗi tối đều đọc lại một lần từ đầu đến cuối. Và mình mở đoạn Kinh học thuộc của các anh chị trước đã thuộc và nhẫm ôn lại theo tiếng đọc trên điện thoại. “ Mình thấy trong quyển 6 này Bồ Tát Quán Âm có dạy môn lắng nghe dễ tu hành nhất nên mình đã áp dụng việc nghe Kinh vào học Kinh thấy hiệu quả vô cùng “, các bạn cũng cố gắng nghe nhé, nếu quyết tâm thì từ từ cũng thuộc thôi. Hy vọng những chia sẻ của mình có thể giúp các bạn học được Kinh Lăng Nghiêm.

Chào thân ái!

Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát
Nam Mô Lăng Nghiêm Hội Thượng Phật Bồ Tát
Nam Mô Hộ Pháp Chư Tôn Bồ Tát❞

Pháp hữu Thường Tàm ▫ Quyển 7
❝Đối với quyển 7, Tàm cũng dùng tương tự phương pháp đã nêu ở quyển 6, đó là thu âm và nghe lặp lại rất nhiều lần. Những hạt giống Lăng Nghiêm sẽ dần dần chất đầy tạng thức, ví như nước nhỏ giọt xuống cái bình chứa, tới sáng ra thì thấy nó đã đầy tràn. Giờ đây, niềm tin với phương pháp này đối với Tàm là cực kỳ kiên cố.

Ngoài ra, có một sai lầm mà Tàm mắc phải khi học quyển 7, đó là nghĩ giữa chừng. Hôm đó là ngày chủ nhật, tự nhủ thôi hôm nay nghĩ một bữa, vì mấy ngày qua đã học liên tục rồi. Thế là ì ạch mãi, đến 2-3 ngày sau mới tiếp tục bắt đầu lại được, lạ thay, các Kinh học mấy ngày trước nhìn nó lạ dữ lắm. Mình khuyên các bạn, việc học không nên dừng giải lao, mỗi ngày ít nhất hãy học một đoạn hoặc một câu cũng được, đừng như sai lầm của mình. Ví như cái xe, lúc mới bắt đầu chạy thì nó phải ì ạch lắm mới lăn bánh được, nhưng khi đã nóng máy thì chạy bon bon vậy đó. Ví như người dùi củi lấy lửa, nếu thấy lên khói rồi mà dừng thì làm sao lấy được lửa? Việc thế gian là vậy, việc xuất thế gian cũng vậy. Tàm xin rút kinh nghiệm sâu sắc.

Về trợ duyên, mỗi ngày Tàm niệm A Di Đà Phật, Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát, trì Chú Đại Bi, Chú Lăng Nghiêm, trì Ngũ Giới, có uống nước ở trong bình có in Chú Lăng Nghiêm và đeo nhẫn Lăng Nghiêm nữa nha.❞

Pháp hữu Thường Tàm ▫ Quyển 6
❝Dạ con (Thường Tàm) chia sẻ một ít kinh nghiệm đã thu nhặt được trong quá trình nghe Pháp và đã áp dụng vào việc học quyển 6 thấy có lợi lạc. Gồm có hai phần, Sự và Lý.

Về phần Sự, gồm có 3 bước:

1. Thu âm: thu phần Kinh văn mình muốn học, cho vào điện thoại.

2*. Nghe thu âm: nghe đi nghe lại VÀI CHỤC LẦN. Bước này cực kỳ quan trọng.

3. Bắt đầu học bài và nhẫm lại trong đầu: nhờ bước 2, nên tới lúc này chỉ cần nhẫm một vài lần là thuộc.

Về Lý:

Chúng ta có 8 thức, mà thức thứ tám còn được gọi là Hàm Tàng Thức, tức là cái kho chứa, nó chứa những hạt giống, thiện có, ác có. Khi chúng ta làm bước 2 ở trên tức là đang đem những "hạt giống Lăng Nghiêm" để bỏ vào tàng thức của mình, còn gọi là huân tập. Khi huân tập nhiều rồi (dụ cho việc nghe nhiều lần). Thì nó sẽ "hiện hành" ra (dụ cho bạn đã thuộc).

Cho nên, nếu chưa thuộc, quý Đạo hữu đừng lo lắng, là do mình chưa "huân tập" đủ hạt giống, chưa làm đầy cái kho chứa đó. Mỗi ngày đem bỏ vào tàng thức của mình một ít Kinh, một ít chú. Tin chắc sẽ thành công!❞

Pháp hữu Hoa Đạo ▫ Quyển 5
❝Quyển 5, phần chữ chiếm khá nhiều. Mình thu âm từng trang 1 kết hợp nghe trên điện thoại. Trước tiên hiểu nghĩa lý của Kinh, mình học sẽ dễ thuộc. Phần thắt gút và tháo gút mình đọc nhiều lần để không bị nhầm. Các phương pháp chứng viên thông, mình hay bị nhầm về phương tiện sử dụng nó khá giống nhau, mọi người cố gắng chuyên chú mỗi ngày nếu không có thời gian đọc thì nên nghe thu âm, để không bị sao lãng. Chúc Pháp hữu tinh tấn và thành tựu!❞

Pháp hữu Hoa Đạo ▫ Quyển 6
❝Qua quyển 6 của Kinh Lăng-nghiêm này mình thu được ít nhiều khai ngộ. Trong quá trình học thuộc, ban đầu về văn từ Kinh Phật khó thể khế nhập được nhưng mình cố gắng trước mỗi lần thuộc mình đọc chú Lăng-nghiêm, chú Đại Bi và vài chú khác khai mở tâm, cứ chuyên trì như vậy mỗi ngày 1 trang và hơn 1 tháng thì mình nằm lòng quyển Kinh này. Mình quay video theo đoạn để tinh tấn mọi người học quyển Kinh hơn, mình định thuộc hết mới quay. Theo mình để thuộc nhanh hơn thì nên đọc qua để hiểu nghĩa lý của Kinh, mình khai mở tâm bằng cách đọc chú Bát-nhã và chú Đại Bi hay ăn chay được thì càng tốt học vào thời sáng, tối cho thanh tịnh tùy vào căn cơ mỗi người học với tâm thế vì mình rồi vì mọi người "giác ngộ kẻ khác".

P/s: Điều mình suy ngẫm khi học qua quyển Kinh này, "không theo dòng chảy làm sao bị vọng mê", lâu nay mọi người mãi chìm đắm bên ngoài nên vọng tâm.

Chúc mọi người hoan hỷ khi đọc Kinh và được thành tựu Phật Đạo trên con đường hoằng Pháp.

A-di-đà Phật❞

Pháp hữu Nhuận Nhân ▫ Quyển 6
❝Bước 1. Đọc như bình thường để nhớ mặt chữ. Khoảng 5 đến 7 lần sẽ nhớ mặt chữ. Khi nào mình có thể đọc toàn bộ bản Kinh một cách trơn tru, liền mạch, không bị va vấp thì coi như nhớ mặt chữ.

Bước 2. Đọc và tự thu âm phần đọc Kinh của mình. Mở lên nghe mọi lúc mọi nơi. Như mình thì hay mở nghe lúc nghỉ trưa, khi đang nấu cơm, rửa chén, lau nhà và đặc biệt là mỗi tối trước khi đi ngủ. Mình thấy nghe băng ghi âm rất có ích cho việc học Kinh, vì nghe riết câu chữ sẽ ngấm vào đầu, đôi lúc trong khi nghe tự nhiên còn ngộ được một số hàm nghĩa của Kinh.

Bước 3. Bắt đầu học thuộc theo từng đoạn. Vì đã nhớ mặt chữ và nghe ghi âm nhiều nên mỗi đoạn mình chỉ cần đọc khoảng 2 lần là thuộc luôn. Cứ học thuộc đoạn 1 thì qua đoạn 2, sau khi thuộc đoạn 2 thì đọc lại cả hai đoạn 1-2; sau khi thuộc đoạn 3 thì đọc lại cả ba đoạn 1-2-3; lần lượt như vậy. Trong giai đoạn học thuộc theo từng đoạn này thì mỗi ngày mình vẫn dành ra thời gian để đọc lại toàn bộ quyển 6 một lần. Một số tips mình đã áp dụng:

+ Phần 32 ứng thân của Quán Thế Âm Bồ-tát: mình dùng đốt ngón tay để đếm, khi học sẽ lần theo đốt (mỗi ứng thân là một đốt). Làm như vậy sẽ dễ thuộc mà không bị lộn hay sai thứ tự vì đầu mình sẽ tự nhớ tới vị trí đốt đó là ứng thân nào. Lúc quay video mình cũng vừa đọc vừa lần đốt ngón tay.

+ Phần 14 loại vô úy cũng áp dụng đốt ngón tay.

+ Phần kệ của ngài Văn-thù: mình cũng học theo kiểu cứ thuộc đoạn 2 sẽ đọc lại cả hai đoạn 1-2; thuộc đoạn 3 sẽ đọc cả ba đoạn 1-2-3.

+ Phần cuối chỗ Đức Phật dạy cách trì giới để nhiếp tâm có cấu trúc khá giống nhau giữa 4 đoạn: "Nếu các chúng sinh....Sau khi ta diệt độ...Khi ông dạy người tu hành chánh định..." Để ý mấy chỗ này thì sau khi học thuộc một giới, các giới còn lại sẽ rất dễ thuộc.❞